ThienTra

Thiền Trà là một thể loại thiền trong lúc uống trà. Thiền Trà có thể được thực hành cho mọi người, mọi lứa tuổi và cho mọi nền văn hóa và mọi thể chế chính trị khác nhau. Đây là một phương pháp hổ trợ ta trong sự quán chiếu sự tĩnh lặng. Về cơ bản, trong buổi thiền trà, ta nhìn vào bên trong để thấy tâm của ta như nó đang là mà không có bất kỳ một cố gắng nào để biện minh và phán xét. Dù tâm của ta thanh tịnh hay ô nhiễm, rõ ràng hay mờ mịt, ta chỉ cần thấy nó đúng như vậy. Khi ta không còn kẹt trong phán xét và trách móc, ta sẽ được khai mở về tâm linh, tự tri một cách sâu sắc hơn và trở nên dễ tiếp nhận hơn để bao dung người khác và quan điểm của họ.

 

 

Triết lý

Ý nghĩa biểu tượng của trà và tách trà

Tách biểu hiện cho thân của ta.

Trà tượng trưng cho tâm của ta.

Giống như tách trà được rót đầy bởi trà, tâm của ta cũng có thể được rót đầy bởi những suy tư vô định trong một tâm thức u mê hay bởi sự tập trung rõ ràng dứt khoát trong một tâm thức sáng suốt. Vấn đề ở đây là nhận ra và chấp nhận cả hai như chúng đang là và nhận biết trạng thái nội tâm của mình. Tâm sáng suốt hay tâm u mê ... Bạn sẽ thấy gì trong tách trà?

Tâm u mê và tâm sáng suốt

Tâm u mê được định nghĩa là một trạng thái tâm lý được lấp đầy bởi những suy tư, hình ảnh, âm thanh và tình cảm vô định đang hoàn toàn thu hút sự chú ý của ta và làm cho ta mất đi khả năng tự tri.

Tâm sáng suốt là sự khai mở tâm, một dạng tâm thức luôn luôn mở rộng, thông thoáng, không giới hạn, tự tại và rõ ràng. Khi tâm sáng suốt hiện tiền, ta tìm thấy sự an bình của nội tâm mà không bị xao động bởi thăng trầm của những cảm giác, thúc giục, suy tư và lo lắng của đời sống hằng ngày. Bằng cách tập luyện tâm sáng suốt, ta cuối cùng sẽ mở ra Chân Tâm, cũng là tâm bất nhị. Tâm bất nhị này siêu việt mọi hình tướng và mọi khái niệm.

Trạng thái bất nhị được tượng trưng bởi sự trống rỗng của tách trà. Trong thiền trà, dù ở tâm trạng sáng suốt hay u mê khi uống trà, ta sẽ thấy sự trống rỗng trong tách trà hay một cách ẩn dụ thấy sự trống rỗng thực sự của tâm. Vấn đề ở đây là nhận thấy và trải nghiệm được sự trống rỗng, thay vì chỉ thấy một cái tách không. Một tâm thức yên lặng và buông xả nhưng vẫn rất chuyên chú trong khi uống trà hết sức phù hợp với sự tập luyện nhận thức thiền. Khi ta dõi theo mọi chuyển vận lúc uống trà trong một không gian yên tĩnh và thư giãn của căn phòng, ta đang đơn thuần quan sát với sự nhận tri mọi sự khởi dậy của tâm. Đối tượng của nhận tri, dù là tâm u mê hay sáng suốt, không phải là sự tập trung; mà chính sự nhận tri cũng vừa là đối tượng. 

Thiền trà trong bối cảnh tổng thể của buổi lễ có thể giúp ta thấy mình rõ hơn và tiếp xúc sâu sắc hơn với tâm linh cuả mình. Trong yên lặng, ta có thể tự phản chiếu để thấy những điểm mù và bóng đen trong tình cảm. Khi đó, nhờ chia sẻ kinh nghiệm tâm linh này với những trà khách có nền tảng văn hóa khác với mình, ta có thể tiếp xúc với họ một cách nhân bản nhất, thăng hoa những biên giới tự ngã và những khuôn khổ nhân tạo. Như vậy, thiền trà là một phương tiện để giao tiếp giữa các văn hóa cũng như để giải quyết đối kháng.

 

Xin mời nhấn vào hàng chữ ở dưới đây để xem Video 

"Thiền Trà Để Trở Về Tĩnh Lặng - Thầy Hằng Trường"

 

Bài pháp ngắn của Thầy Hằng Trường về Thiền Trà và Phổ Trà

Cả Thiền Trà và Phổ Trà đều có cùng một quan điểm về nước: nước tượng trưng cho Chân Tâm bất nhị, còn trà với đủ loại màu sắc và hương vị tượng trưng cho cuộc sống của trần gian, của cuộc sống xoay quanh ảo ảnh về cái “tôi”.

Thiền Trà thì lúc nào cũng có thể cử hành, miễn là có trà sư biết cách cúng dường sự tĩnh lặng qua phương thức pha trà.

Phổ trà thường được làm vào ngày cuối năm để trà khách có thể nhìn lại cuộc đời mình trong trọn một năm vừa qua.

Thiền Trà thì trà khách chỉ uống trà. Nhưng Phổ Trà thì trà khách ngoài uống trà, còn được các vị Trà Sư đặc biệt mời xơi thêm một chút món ăn đặc biệt tượng trưng cho 5 kinh nghiệm sống. Như sau:


1- món ăn có vị thật ngọt (sweet) là món của hành Thổ. Thí dụ như mochi.
2- món ăn có vị cay cay (pungent) là món của hành Kim. Thí dụ như mứt gừng cay.
3- món ăn có vị mặn mà (salty) là món của hành Thuỷ. Thí dụ như bánh mặn, đồ gì mằn mặn là được.
4- món ăn có vị chua (sour) là món của hành Mộc. Thí dụ như trái tắc, kim quật, strawberry tươi.
5- món ăn có vị đắng (bitter) là món của hành Hoả. Thí dụ như dark chocolate với hơn 75% cacao, hoặc mứt khổ qua cực đắng.

Sau khi Trà Sư mời trà cho trà khách thì trà khách không uống liền trà đâu!

Trà chủ sẽ mời trà khách ăn theo thứ tự Ngũ Hành tương sinh: bắt đầu từ Thuỷ và cuối cùng là Kim. Vì sao? Vì mỗi mùi vị đại biểu cho một tâm tình và vị mặn/Thuỷ đại biểu cho tâm tình sâu thẳm nhất: sự sợ hãi. Thứ tự phải thưởng thức các mùi vị như sau:

1- ăn đồ mặn trước: nhớ lại những kinh nghiệm hãi sợ (fear) trong năm vừa qua. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
2- ăn tiếp đồ chua: nhớ lại những giây phút giận (anger), lẫy (flip and sway). Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
3- ăn tiếp đồ đắng: ôn lại những giây phút vui vẻ, sung sướng hạnh phút. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
4- ăn tiếp đồ ngọt: tri nhận những lúc mình lo âu (worry), băn khoăn về tương lai. Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!
5- ăn tiếp đồ cay cay: ghi nhận những lúc ta buồn rầu (grief), đau khổ (painful). Ăn xong uống chút trà, để nhắc rằng mình chấp nhận và buông bỏ tất thảy để bước qua năm mới!

Như thế, nên uống trà từ từ, đừng uống một hớp mà hết thì không còn trà mà uống tiếp! Nếu uống hết Trà rồi thì có thể đưa tay lên xin thêm trà!

Vì thế, Trà Sư trong khi Phổ Trà là cực nhất vì phải châm trà cho trà khách một vài lần, vì thế nào khi trà khách đã uống hết trà, họ cũng sẽ đưa tay lên xin thêm trà mà!

Khi Phổ Trà như vậy, trà khách có được chia sẻ kinh nghiệm vui buồn khổ đau của họ cho mọi người nghe không?

Nếu bình thường thì chắc chúng ta hoan nghinh sự chia sẻ này. Nhưng lúc Phổ Trà, chúng ta lại không chia sẻ! Ngược lại hoàn toàn với Thiền Trà. Rằng khi Thiền Trà thì trà khách phải ngồi tĩnh lặng thiền định rồi mới uống. Còn trong Phổ Trà thì trà khách ăn uống rồi thì mới buông tay ngồi tĩnh lặng để quán sát nội tâm!

Mục đích tối hậu của Phổ Trà là khiến chúng ta đem quá khứ tiêu dung trong tâm tư hiểu biết và trong một tâm tình cởi mở để đón Xuân, làm một thay đổi mới cho năm tới.

Thầy Hằng Trường

 
                                                                  Cuộc sống giống như làm trà
                                                                     Đun sôi cái tôi của bạn
                                                                     Bốc hơi lo lắng của bạn
                                                                  Pha loãng nỗi buồn của bạn
                                                                  Gạn lọc đi những lỗi lầm và
                                                              Đón nhận hương vị của hạnh phúc

Thiền trà tại buổi Tết niên 2018 ở Offenbach
 
D2
E2
D6
D5
E7
 
E8